I. Biến là gì?
Biến được dùng để lưu trữ những thông tin trong quá trình xử lý một vấn đề nào đó.
Ví dụ:
a = 1 ; b = 2 ; c = a + b = 1 + 2 thì a dùng để lưu trữ giá trị 1; b dùng để lưu trữ giá trị 2 c dùng để lưu trữ tổng giá trị của 2 biến a và b.
Cách khai báo biến ta dùng câu lệnh var <tên biến>;
Ta có các ví dụ cụ thể hơn như sau:
- khai báo trước biến và không cần đưa giá trị vào biến đó
<script type="text/javascript">
var x;
var ten;
</script
- Vừa khai báo biến và vừa gán giá trị vào biến đó, giá trị đó được gọi là giá trị mặc định.
<script type="text/javascript">
var x=1;
var ten="David";
</script>
- Biến có thể là một phép toán
<script type="text/javascript">
var x=5;
y=x-5;
z=y+5;
</script
Qui tắc đặt tên biến:
- Tên biến phải bắt đầu bằng ký tự hoặc dấu gạch dưới ( _ ) và không có khoảng trắng.
Ví dụ:
<script type="text/javascript">
var xToaDo =5;
var _toaDo = 10;
</script>
- Tên biến phân biệt chữ hoa và chữ thường
<script type="text/javascript">
var x = 5;
var X = 10;
</script>
II. Có bao nhiêu loại toán tử trong JavaScript
1. Các toán tử số học(phép toán)
Giả sử có biến X được gán giá trị là 5 và biến Y được gán giá trị là 10.
Phép toán |
Mô tả |
Ví dụ |
+ |
Phép cộng hai số |
X+Y sẽ cho kết quả là 15 |
- |
Phép trừ hai số |
X-Y sẽ cho kết quả là -5 |
* |
Phép nhân hai số |
X*Y sẽ cho kết quả là 50 |
/ |
Phép chia hai số |
X/Y sẽ cho kết quả là 0.5 |
% |
Phép chia lấy phần dư giữa hai số |
X%Y sẽ cho kết quả là 0 |
++ |
Toán tử tăng. Tăng một giá trị cho biến |
X++(hoặc ++X) sẽ cho kết quả là 6 |
– |
Toán tử giảm. Giảm một giá trị cho biến |
X–(hoặc –X) sẽ cho kết quả là 4 |
2. Các toán tử so sánh
Giả sử có biến X được gán giá trị là 5 và biến Y được gán giá trị là 10.
Phép toán |
Mô tả |
Ví dụ |
== |
Phép so sánh bằng |
(X==Y) sẽ cho kết quả là false |
!= |
Phép so sánh khác |
(X!=Y) sẽ cho kết quả là true |
> |
Phép so sánh lớn hơn |
(X>Y) sẽ cho kết quả là false |
< |
Phép so sánh nhỏ hơn |
(X<Y) sẽ cho kết quả là true |
>= |
Phép so sánh lớn hơn hoặc bằng |
(X>=Y) sẽ cho kết quả là false |
<= |
Phép so sánh nhỏ hơn hoặc bằng |
(X<=Y) sẽ cho kết quả là true |
3. Các toán tử Lôgic
Giả sử có biến X được gán giá trị là true và biến Y được gán giá trị là false.
Phép toán |
Mô tả |
Ví dụ |
&&(AND) |
Toán tử AND so sánh hai biểu thức. Chỉ trả về giá trị TRUE khi cả hai biểu thức đều mang giá trị là TRUE. |
(X && Y) sẽ cho kết quả là false |
||(OR) |
Toán tử OR so sánh hai biểu thức. Chỉ trả về giá trị FALSE khi cả hai biểu thức đều mang giá trị là FALSE. |
(X || Y) sẽ cho kết quả là true |
! |
Toán tử NOT phủ định biểu thức. Trả về giá trị là TRUE khi biểu thức mang giá trị FALSE và ngược lại. |
!X sẽ cho kết quả là false |
4. Các toán tử gán
Giả sử có biến X được gán giá trị là 5 và biến Y được gán giá trị là 10.
Phép toán |
Mô tả |
Ví dụ |
= |
Gán giá trị cho một biến |
X=5 |
+= |
Tăng giá trị cho biến |
X += 20 tương đương với X = X+20 |
-= |
Giản giá trị cho biến |
X -= 20 tương đương với X = X-20 |
*= |
Tăng giá trị cho biến |
X *= 20 tương đương với X = X*20 |
/= |
Giảm giá trị cho biến |
X /= 20 tương đương với X = X/20 |
%= |
Gán giá trị phần chia lấy dư |
X %= 20 tương đương với X = X%20 |
5.Toán tử điều kiện ? :
Toán tử điều kiện ? : là dạng viết tắt của if…else. Nó có thể được dùng để gán các giá trị dựa vào điều kiện đưa ra.
Cú pháp
|
biến = (điều kiên ? giá trị nếu đúng : giá trị nếu sai);
|
6.Toán tử typeof
Trả về một chuỗi giá trị tương ứng của biến.
Cú pháp
Dưới đây là danh sách các giá trị trả về của toán tử typeof
Kiểu giá trị |
Chuỗi giá trị trả về từ toán tử typeof |
số(Number) |
“number” |
chuỗi(String) |
“string” |
Boolean |
“boolean” |
Object |
“object” |
Function |
“function” |
Undefined |
“undefined” |
Null |
“object” |